Chỉ số BMI còn được gọi là chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index), dựa vào chỉ số BMI của một người có thể biết được người đó béo, gầy hay có cân nặng lý tưởng.
Vì sao chỉ số BMI trở nên lỗi thời?
Chỉ số BMI còn được gọi là chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index), dựa vào chỉ số BMI của một người có thể biết được người đó béo, gầy hay có cân nặng lý tưởng.
Công thức tính chỉ số BMI tương đối đơn giản, chỉ dựa vào chiều cao và cân nặng của mỗi người:
BMI = Cân nặng/[(Chiều cao)x2]
Tuy vậy, thước đo này thể hiện nhiều bất cập khi bỏ qua tầm quan trọng của tỉ lệ mỡ và cơ. Một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí y khoa Annals of Internal Medicine sau khi phân tích 50.000 đàn ông và phụ nữ đã cho ra kết quả đáng ngạc nhiên: những người có chỉ số BMI càng thấp (tức là gầy hay thiếu cân) thì càng có nhiều nguy cơ…chết sớm hơn những người có chỉ số BMI trung bình. Nguyên nhân là bởi trong cơ thể những người gầy thường tiềm ẩn sẵn nhiều bệnh tật, xuất phát từ việc cơ thể bị thiếu nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu.
Một minh chứng dễ thấy hơn: một vận động viên có cơ bắp lớn có thể bị tính là béo phì nếu chỉ dùng chỉ số BMI. Ngược lại, những người có nhiều mỡ nội tạng, béo bụng nhưng gầy tổng thể vẫn có chỉ số BMI khỏe mạnh.
Thêm nữa, việc tin tưởng một thước đo sức khỏe chỉ được đánh giá qua tiêu chí “béo – gầy” gây ra nhiều rủi ro. Chẳng hạn, một người béo muốn giảm cân thường bị tự ti và ám ảnh về ngoại hình của mình, từ đó có thể gặp rối loạn ăn uống, trầm cảm, tự cô lập mình với xã hội,…
Một vận động viên có cơ bắp lớn có thể bị tính là béo phì nếu chỉ dùng chỉ số BMI
Một chỉ số đánh giá sức khỏe mới chính xác và nhân văn hơn vừa được công bố
Một thước đo chuẩn mực cho sức khỏe nên dễ đo lường, có thể thúc đẩy hành động và có giá trị theo thời gian. Với tiêu chí đó, nhiều Chuyên gia đồng ý rằng: số lần chống đẩy hoàn toàn có thể đánh bại chỉ số BMI trong việc phản ánh thể lực toàn thân và dự đoán tỷ lệ tử vong của một người.
Số lần chống đẩy là chỉ số đánh giá sức khỏe được nhiều Chuyên gia ủng hộ
Theo Chuyên gia Đào tạo Thể lực Joyner: “Hầu hết mọi người có thể chống đẩy được từ 30 đến 40 cái, trừ khi họ gặp vấn đề về vai hoặc béo phì”.
Có thể thấy rằng điều tuyệt vời của cách đánh giá này là vừa có thể cho bạn một sự đánh giá tương đối về tình trạng sức khỏe hiện tại, vừa là một bài tập thể dục. Nếu bạn chỉ có thể chống đẩy được 01 cái thì chắc chắn rằng sức khỏe của bạn đang không tốt như bạn nghĩ và cách duy nhất để cải thiện sức khỏe là bạn phải chống đẩy được nhiều lần hơn bằng cách tập luyện nó mỗi ngày.
Số lần chống đẩy tỉ lệ thuận với tuổi thọ của bạn
Nếu bạn đã đọc đến đây, hãy thực hiện ngay bài tập chống đẩy, chúng tôi tin chắc rằng bạn sẽ ý thức được tình trạng sức khỏe hiện tại và có động lực cải thiện cho riêng mình. Vì lẽ đó, chống đẩy không đơn giản chỉ xây dựng cơ ngực và bắp vai, nó còn giúp bạn xây dựng ý thức cải thiện sức khỏe.
Gieo hành vi gặt được thói quen. Khi bạn khởi tạo ý thức cải thiện số lần chống đẩy để cải thiện sức khỏe, một chuỗi các hành động có tính liên kết khác sẽ được kích hoạt. Đó là lúc bạn nhận thấy rằng, ăn uống lành mạnh với những thực phẩm ít dầu mỡ, chất béo sẽ giúp hệ tiêu hóa của bạn hoạt động tốt hơn; đến phòng tập 01 giờ đồng hồ mỗi ngày giúp bạn giải tỏa căng thẳng và có được giấc ngủ ngon hơn,… Những sự thay đổi này xây dựng cho bạn một lối sống lành mạnh, một cuộc sống chất lượng, văn minh và kéo dài tuổi thọ.
Số lần chống đẩy có ảnh hương đến hiệu quả của các hoạt động thể dục khác
Tập thể dục là một cách hay để khởi đầu tạo lập một chuỗi các thói quen lành mạnh để sống vui, sống khỏe hơn mỗi ngày. Đừng chần chừ, hãy khởi đầu ngay hôm nay, chúng tôi sẽ giúp cho những trải nghiệm tập luyện của bạn trở nên hoàn hảo và thú vị bằng dịch vụ chất lượng và chương trình ưu đãi chỉ với 450,000VNĐ/ tháng (tặng kèm: 02 buổi tập cùng Huấn luyện viên cá nhân trị giá 2,400,000VNĐ và 01 bình nước thể thao cao cấp trị giá 200,000VNĐ) dành cho Hội viên lần đầu trải nghiệm.