Mì tôm bao nhiêu calo? Ăn mì tôm có gây béo không? Đây chính là thắc mắc của nhiều gymer mới khởi đầu luyện tập. Đối với gymer, việc kiểm soát lượng calo nạp vào cơ thể mỗi ngày là vô cùng cần thiết để có phương án tập luyện thích hợp nhất. Bài viết sau đây của GYM2K sẽ cung cấp cho bạn câu trả lời chi tiết nhất cho thắc mắc trên.
Mì tôm bao nhiêu calo?
Mì tôm là loại thức ăn đóng gói phổ biến nhất hiện nay trên thế giới. Hàng ngày có cả triệu gói mì xuất hiện trên bàn ăn của con người khắp các châu lục. Thế nhưng chỉ ăn loại thực phẩm này liệu có cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể trong một ngày? Thắc mắc trên sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Trung bình một gói mì tôm có trọng lượng là 75g và sẽ chứa xấp xỉ 350 calo. Thế nhưng, lượng calo cơ bản cần đạt được với phụ nữ là 300 – 500 calo và 400 – 600 calo với nam giới, chưa tính tới cường độ hoạt động. Qua đó, ta thấy được, một gói mì tôm không cung cấp đủ calo cho cơ thể trong một ngày hoạt động. Vậy nên, khi tiêu dùng cần có các loại thực phẩm khác ăn kèm.
Thành phần dinh dưỡng có trong mì tôm
Phần trên đã cho chúng ta biết được lượng calo trung bình có trong một gói mì tôm. Vậy thành phần dinh dưỡng cụ thể trong mì tôm có những gì? Điều này sẽ được chúng tôi liệt kê chi tiết ngay bên dưới đây.
Thành phần dinh dưỡng trong 108 gram mì tôm:
-
Chất béo: 24.4 grams
-
Carbs: 89.4 grams
-
Protein: 15 grams
-
Natri:1%
Các loại mì trên thị trường chứa lượng calo bao nhiêu?
Thành phần dinh dưỡng của một khối lượng mì tôm nhất định là con số trung bình, không hoàn toàn chính xác với tất cả các hãng sản xuất trên thị trường hiện nay. Mỗi một loại mì đều có thêm bớt các thành phần để có được lượng calo cung cấp tối ưu nhất cho cơ thể. Dưới đây, chúng tôi sẽ liệt kê một số loại mì phổ biến trên thị trường kèm theo lượng calo mà chúng cung cấp.
-
Mì Omachi: 350 calo/85gr.
-
Mì Hảo Hảo: 345 calo/80gr.
-
Mì Koreno: 365 – 590 calo/100gr.
-
Mì Kokomi: 502 calo/90gr.
-
Mì Indomie: 350 calo/80gr.
Dễ dàng chúng ta có thể tính toán được mức năng lượng có trong một gói mì để điều chỉnh chiến lược luyện tập thích hợp nhất. Bên trên chỉ là một số loại phổ biến trên thị trường, còn rất nhiều hãng mì gói khác với chỉ số calo khác nhau. Tuy nhiên, tất cả nhà sản xuất đều có ghi rõ ràng trên bao bì lượng calo mà sản phẩm của họ cung cấp cho bạn.
Ăn mì tôm có gây béo hay không?
Để trả lời cho câu hỏi này, GYM2K có thể chắc chắn, ăn mì tôm có gây ra tình trạng tăng cân nhanh chóng dẫn tới béo phì. Nguyên nhân nằm ở cách chế biến ra các loại mì hiện nay trên thị trường. Mì tôm thường sẽ được chiên lên rồi sấy khô, bởi vậy, loại thực phẩm này sẽ chứa rất nhiều chất béo dư thừa, không có lợi cho cơ thể.
Thành phần này trong mì tôm là loại chất béo không no, việc tiêu hóa sẽ rất chậm và khó khăn. Loại chất dinh dưỡng xấu này là nguyên nhân chính dẫn đến việc tăng cân, béo phì. Hơn thế nữa, việc thường xuyên nạp chất béo bão hòa vào cơ thể cũng sẽ gây ảnh hưởng xấu với sức khỏe người dùng. Vì thế, bạn cần thay đổi hướng luyện tập trong ngày nếu có tiêu dùng mì tôm.
Mì tôm với sức khỏe người dùng
Mì tôm với tất cả mọi người là loại thức ăn đóng gói bình thường, dễ ăn, tiện lợi, nhưng đối với sức khỏe lại hoàn toàn trái ngược. Mì tôm không có hại cho sức khỏe nếu ăn ít nhưng sẽ gây ảnh hưởng xấu khi bạn tiêu dùng thường xuyên và sai cách. Dưới đây là những lưu ý về mì ăn liền với sức khỏe.
-
Chỉ nên ăn mì tôm sống dưới 3 lần/tháng.
-
Thêm món ăn kèm để đảm bảo nạp vào đủ dưỡng chất.
-
Tuyệt đối không ăn mì vào buổi tối vì cơ thể sẽ tích tụ năng lượng khi ngủ, tạo ra mỡ.
-
Nấu chín mì trong nồi thay vì pha nước nóng.
-
Không ăn mì tôm quá 3 lần/tuần.
Kết luận
Bài biết bên trên của GYM2K đã đem đến cho bạn kiến thức về loại thực phẩm đóng gói phổ biến nhất trên thị trường. Làm rõ được những thắc mắc của các gymer mới tham gia về chế độ dinh dưỡng nếu kết hợp tiêu dùng loại thực phẩm này. Từ đó, bạn sẽ có được những hướng tập luyện chính xác nhất, thích hợp với cơ thể bản thân.
- Xem thêm các bài viết: Giảm cân, Chế độ Dinh dưỡng, Tập luyện